Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

KÝ HỌA CHÂN DUNG VĂN HỌC :
Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ,
Tuý Hồng, Dương Nghiễm Mậu & Nhà Văn Nuyễn thị Hoàng 


- Thơ TRẦN NGỌC HƯƠNG


Nguyễn Thị Thụy Vũ

Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, tên thật là Nguyễn Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. “Băng” là băng giá, băng tuyết; “lĩnh” là ngọn núi cao; “băng lĩnh” là ngọn núi cao quanh năm băng giá.

Từ khi khởi nghiệp vào năm 1967 cho tới năm 1975, Nguyễn thị Thụy Vũ đã trình làng 10 tác phẩm như sau:

''Mèo Đêm'' (tập truyện),
''Lao Vào Lửa'' (tập truyện),
''Ngọn Pháo Bông'' (truyện dài),
''Thú Hoang'' (truyện dài),
''Chiều Mênh Mông'' (tập truyện), '
'Khung Rêu'' (truyện dài),
''Như Thiên Đường Lạnh'' (truyện dài),
' Nhang Tàn Thắp Khuya'' (truyện dài)
''Chiều Xuống Êm Đềm'' (truyện dài),
''Cho Trận Gió Kinh Thiên'' (truyện dài)


Chiều xuống êm đềm

Núi băng kìa núi băng nào,

Từ Đêm nổi lửa Lao vào lửa luôn

Giới người bán phấn buôn hương,

Nghiễm nhiên vào cõi văn chương đương thời.



Tiếng Mèo đêm réo tình ơi,

Chiều mênh mông những mảnh đời cô đơn.

Rất chân thực, rất đời thường,

Hồn nhiên như kể chuyện buồn nhân duyên.



Mong Cho trận gió kinh thiên,

Phơi bày ra thảm trạng đen kiếp đời.

Thú hoang ngọn pháo bông rồi,

Như thiên đường lạnh khôn nguôi lòng trần



Khung rêu vọng chút dư âm,

Bức tranh sụp đổ thăng trầm còn kia .

Nhang tàn ai đã thắp khuya,

Cho tình một cõi đi về ai hay



Bày chi sau cuộc đổi thay,

Nhà văn gành nặng tháng ngày chênh vênh

Lạy trời, Chiều xuống êm đềm,

Môi người được nở nhiều thêm nụ cười.


Túy Hồng



Tên: Nguyễn Thị Tuý Hồng.

Bút hiệu: Tuý Hồng.

Ngày sinh: 12-10-1938 tại Chí Long, Phong Điền, Thừa Thiên.

Tác phẩm:

Thở dài (Tập truyện, 1964)
Vết thương dậy thì (Truyện dài, 1967)
Trong móc mưa hạt huyền (Truyện dài, 1969)
Tôi nhìn tôi trên vách (Truyện dài, 1970)
Những sợi sắc không (Truyện dài, 1971)
Bướm khuya (Truyện dài, 1971)
Hơi thơ rướn cong (Truyện dài, 1972)


Huế tình

Ra đi từ xứ Huế buồn,

Tôi nhìn tôi trên vách xuông, thở dài

Dậy thì kìa vết thương ai,

Lửa trang văn cháy sáng hoài Huế xưa

Con đỏ nhỏ, mái chèo đưa,

Nát lòng viễn xứ dấu chưa phai mờ



Không là Huế đẹp và thơ,

Sục sôi bội phản nghi ngờ … bão giông

Tài văn thả sức phiêu bồng,

Hóa thân Những sợi sắc không để đời.

Đâu dòng Hương lững lờ xuôi,

Ngự Bình phơ phất chim trời về đâu



Bướm khuya thân phận dãi dầu

Cuộc dời chìm nổi biển dâu nghẹn lòng

Chập chờn Hơi thở rướn cong,

Trong móc mưa hạt huyển lồng Huế yêu


Mở toang phóng khoáng đến điều

Từng trang nhục cảm ngọn triều văn chương



Tóc mai Gia Hội còn buồn,

Nửa đời Đất khách mãi vương víu tình …



Dương Nghiễm Mậu
Tên thật:
Phí Ích Nghiễm,
sinh tại làng Mậu Hòa, Ðan Phượng, phủ Hoài Ðức, Hà Ðông.
Di cư vào Nam năm 1954.
Nhà văn, phóng viên quân đội, họa sỹ sơn mài sau 1975.
Tác phẩm tiêu biểu: Cũng Ðành (1963), Ðêm, Ðôi Mắt Trên Trời, … Rượu chưa đủ và truyện dài: Gia Tài Người Mẹ, Ðêm Tóc Rối, Ngày Lạ Mặt,…


Vọng Bóng Vang Âm

Tương tranh, chia cắt … một thời,
Những điều trông thấy rối bời … thành văn
Chút gì vọng bóng vang âm,
Cuộn theo vận nước thăng trầm nổi trôi.
Đêm đâu Đôi mắt trên trời,
Từng trang truyện đã nội soi con người.
Tưởng chừng thời đại mồ côi,
Con người góc độ cuộc đời hiện sinh.
Tơi bời máu lửa chiến tranh,
Chà qua sát lại cũng anh em nhà.
Gia tài người mẹ ngẫm ra,
Từng trang tâm bút xót xa Cũng đành
Rượu chưa đủ phút tàn canh,
Nhìn vào đã thấy bóng mình chao dao.
Hỏi Đêm Tóc Rối, đêm nào,
Sao Ngày Lạ Mặt xanh xao phận đời.?
Bốn chục năm bút gãy rơi,
Văn tài phải hóa kiếp nguời thợ tranh.
Sơn mài lầm lũi mưu sinh,
Mà đời vẫn nhớ vinh danh ai người …


Trần Ngọc Hưởng



Nguyễn Thị Hoàng

Sinh ngày 11.12.1939 tại Huế.
Giáo chức, bắt đầu viết từ 1966.
Hiện sống tại Sài Gòn
Tác phẩm tiêu biểu:
• Vòng Tay Học Trò (1966)
• Trên Thiên Ðường Ký Ức (1967)
• Tuổi Sài gòn (1967)
• Ngày Qua Bóng Tối (1968)
• Tiếng Chuông Gọi Người Tình Trở Về (1969)
• Vết sương trên ghế hồng (1970)



Vết sương trên ghế hồng


Lại dân Huế, Nguyễn Thị Hoàng,
Nòi tình vọng mãi âm vang một thời.
Nha Trang bóng rả hình rời,
Lên Đà Lạt lại rong chơi với tình

Chỉ trong khoảnh khắc lung linh,
Để Vòng tay học trò thành tai ương,
Một đôi ngựa chứng sân trường,
Treo cho thiên hạ mảnh gương không lành

Tài hoa đủ để nổi danh,
Hồng nhan đủ để trở thành đa truân
Trang văn mô đọc bần thần,
Tuổi Sài Gòn, Tiếng chuông ngân gọi tình…

Trên thiên đường ký ức xanh,
Ngày qua bóng tối náu mình nơi đâu
Mắt sâu dòng lệ hoen sầu,
Im nghe tiếng hát kinh cầu mênh mang,

Trang văn đẹp Nguyễn Thị Hoàng,
Vết sương trên ghế hồng tan lâu rồi.
Năm mươi năm cuộc đổi dời,
Bao hình tượng cũ bồi hồi nhớ quên.


Trần Ngọc Hưởng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét